Menu

Viện Hợp tác Nghiên cứu Ung thư & Phát triển Sức khỏe Cộng đồng

Giảm đau đớn cho người bệnh ung thư

Đến nay, hầu hết các cơ sở y tế đều điều trị giảm đau do ung thư bằng thuốc nội khoa, phẫu thuật hoặc bằng tia xạ. Thuốc nội khoa dễ sử dụng, dễ mua, các cơ sở y tế đều chỉ định được, thậm chí gia đình cũng có thể mua thuốc theo đơn chỉ dẫn về điều trị tại nhà. Nhưng người bệnh sau một thời gian ...

Để giảm căng thẳng, lo lắng cho gia đình cũng như giảm hẳn đau đớn cho bệnh nhân, khoa y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tổ chức riêng một đơn vị chống đau và chăm sóc triệu chứng bằng thuốc nội khoa và thuốc phóng xạ  (đơn vị giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống).

Đến nay, hầu hết các cơ sở y tế đều điều trị giảm đau do ung thư bằng thuốc nội khoa, phẫu thuật hoặc bằng tia xạ. Thuốc nội khoa dễ sử dụng, dễ mua, các cơ sở y tế đều chỉ định được, thậm chí gia đình cũng có thể mua thuốc theo đơn chỉ dẫn về điều trị tại nhà. Nhưng người bệnh sau một thời gian dùng thuốc sẽ bị lờn thuốc.

Bác sĩ hoặc phải tăng liều hoặc phải thay loại thuốc khác có tác dụng giảm đau mạnh hơn. Sau một thời gian, chức năng giảm đau của các thuốc này cũng sẽ giảm dần. Ngoài ra, có thuốc giảm đau sinh tác dụng phụ như gây nghiện, xuất huyết tiêu hóa, suy chức năng gan thận, tủy xương...

Một phương pháp điều trị giảm đau tiên tiến vừa được đưa vào áp dụng ở Việt Nam tại một số cơ sở y học hạt nhân. Đó là điều trị giảm đau cho các bệnh nhân ung thư di căn xương hoặc ung thư xương nguyên phát bằng thuốc phóng xạ. Thay vì uống thuốc giảm đau hằng ngày, chỉ cần dùng một liều thuốc phóng xạ, người bệnh giảm được đau đớn trong vòng 3-6 tháng, thậm chí một năm với mức độ chế ngự cơn đau rất mạnh, tùy loại thuốc phóng xạ được sử dụng. Các đồng vị phóng xạ sẽ tự đi tìm các ổ ung thư di căn vào xương để hạn chế quá trình phá hủy xương và làm giảm đau do ung thư một cách hiệu quả và mạnh mẽ nhất. TS Trần Đình Hà, phó trưởng khoa y học hạt nhân và ung bướu, cho biết do thời gian giảm đau kéo dài sau liều điều trị phóng xạ nên chất lượng cuộc sống người bệnh được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc sử dụng chất phóng xạ có những qui định rất nghiêm ngặt, nên chỉ những cơ sở y học hạt nhân mới có được liệu trình điều trị riêng này, nhằm quản lý thuốc phóng xạ, quản lý chất thải người bệnh, tránh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến những người xung quanh... Điều trị ung thư giai đoạn cuối bằng phóng xạ, định kỳ bệnh nhân sẽ phải tái khám và tùy loại đồng vị phóng xạ mà gia đình phải chi trả từ mức vừa cho đến mức khá cao.                                   

NGỌC HÀ - Tuoitre