Menu

Viện Hợp tác Nghiên cứu Ung thư & Phát triển Sức khỏe Cộng đồng

Cơ chế hoạt động và cách chống lại ung thư của hệ thống miễn dịch

Trong cơ thể mỗi con người chúng ta đều có sẵn cơ chế loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh, virus hay những tác nhân có hại bên ngoài, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Cơ chế này có tên gọi là “immune system” ( hệ miễn dịch ) – biến đổi các tác nhân có hại bên ngoài thành vô hại. Nói một cách khác, hệ miễn dịch là một hệ thống phân loại tất cả các nhân tố “phe ta và phe địch trong cơ thể, rồi sẽ loại thải phe địch” ra ngoài.

Ví dụ điển hình, có người rất dễ bị cảm cúm trong khi người khác thì không. Tại sao lại có thể như vậy được?
Một khi virus cảm cúm đã xâm nhập vào cơ thể, nếu hệ miễn dịch của người đó mạnh thì virus gây bệnh đó sẽ bị “đánh đuổi” ra ngoài cơ thể. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch của người đó yếu thì sẽ không đủ khả năng loại bỏ virus cảm cúm ra ngoài, do đó chúng sẽ gây bệnh cho cơ thể. Các hiện tượng trên xảy ra tương tự đối với tế bào ung thư – “tế bào thù địch” của hệ miễn dịch trong cơ thể.
Đối với Lymphocyte ( tế bào bạch huyết ) trong máu, hệ thống miễn dịch của chúng ta gồm những tế bào miễn dịch như sau: T-cells (tế bào T) [trong đó có Killer T-cells (tế bào tiêu diệt) giúp tiêu diệt các tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập cơ thể và Helper T-cells (tế bào T hỗ trợ) làm nhiệm vụ tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch] và B-cells (tế bào B). Macrophages (đại thực bào) và Natural Killer Cells (tế bào tiêu diệt tự nhiên, viết tắt trong tiếng Anh là NK). Những tế bào miễn dịch đó làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho cơ thể và đồng thời tấn công tiêu diệt các tác nhân có hại xâm nhập.
Như vậy, hệ thống miễn dịch hoạt động theo cơ chế như thế nào ?
Tế bào bạch huyết được chia làm hai loại: T-cells và B-cells. Cả hai loại tế bào này đều được sản xuất trực tiếp từ tủy xương. B-cells sản sinh antibodies (kháng thể) hay còn gọi là immune globulins (kháng thể huyết thanh) nhằm chống lại các tác nhân có hại ở môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, kể cả các tế bào ung thư. Ngược lại, T-cells thì không sản xuất kháng thể. Tế bào hỗ trợ T-cells này tạo ra các hoạt chất sinh học có lên gọi là Lymphokine (chất hoạt hóa tế bào Lympho). Hoạt chất này dẫn đến quá trình sản xuất kháng thể của B-cells.
Suppressor T-cells (tế bào ức chế T) là nơi ra lệnh ngừng hay tiếp tục tấn công để loại bỏ các tế bào có hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, vì một khi không còn các tác nhân gây hại nhưng quá trình loại bỏ không chấm dứt, sẽ sinh ra hiện tượng bảo vệ quá mức không cần thiết và gây hư hỏng các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, Killer T-cells là tế bào miễn dịch trực tiếp tiêu diệt các tác nhân “thù địch” trong cơ thể.
Những tế bào vừa nêu trên, không phải là những ”chiến binh” duy nhất có khả năng chống lại tác nhân gây hại cho cơ thể, mà còn phải kể đến Macrophage. Là một thành viên của hệ miễn dịch trong cơ thể, Macrophage bảo vệ cơ thể bằng cách “nuốt chửng” những tế bào có hại. Vì lẽ đó, Macrophage còn có tên gọi khác là phagocytes (thực bào) ( – từ “phago” có nghĩa là phàm ăn).
Mặc khác, Macrophage sản sinh ra rất nhiều enzymes (protein có tác động làm chất xúc tác) và cytokines – bao gồm: interferons (một loại protein có tác dụng ngăn ngừa không cho tế bào đã bị nhiễm virus tăng trưởng và phát triển về kích thước và số lượng), interleukins và nhiều hoạt chất sinh học khác nhằm truyền tín hiệu đến cho T-cells về sự hiện diện của các tác nhân không tốt đối với cơ thể.
Ngoài ra, NK cells là tế bào miễn dịch hoạt dộng tự do không cần phải nhận lệnh từ bất cứ tế bào nào khác. Chúng có tên gọi là Killer (kẻ tiêu diệt) vì chúng sẽ lập tức tiêu diệt bất cứ tác nhân lạ nào trong cơ thể mà chúng bắt gặp. Khoa học đã chứng minh, tất cả các tế bào ung thư đều cần phải có một thời gian dài nhất định để tạo thành khối u và NK cells là tế bào miễn dịch thường xuyên tấn công loại bỏ những tế bào bất bình thường có nguy cơ sẽ chuyển biến thành tế bào ung thư.
Tất cả những thông tin trên chắc cũng đã cho các bạn một khái niệm tổng quát về hoạt động của cơ chế “phòng thủ” sinh học của cơ thể. Một khi những tế bào miễn dịch này còn hoạt động bình thường thì lúc đó chúng sẽ tấn công tiêu diệt hết những vi khuẩn , virus gây bệnh và hơn nữa là những tế bào ung thư nhằm mục đích bảo vệ cơ thể con người khỏi bệnh tật.

Câu hỏi đặt ra ở đây, nếu hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả như vậy thì tại sao lại có sự xuất hiện của tế bào ung thư ?
Đó là vì hệ miễn dịch của cơ thể cũng yếu đi theo tuổi tác. Sức khỏe của con người hoạt động sung mãn nhất ở khoảng 20 tuổi, rồi sau đó sẽ yếu dần đi theo năm tháng. Ví dụ điển hình, lúc các bạn còn trẻ nếu bị một vết thương nhỏ thì chúng sẽ lành và mờ đi nhanh chóng. Ngược lại khi tuổi càng cao thì vết thương sẽ tồn tại trong cơ thể lâu hơn. Tương tự như vậy, hệ miễn dịch cũng yếu dần theo tuổi tác, lúc đó chúng sẽ không còn đủ khả năng chống lại bệnh tật phát triển trong cơ thể.
Tuổi già không phải là yếu tố duy nhất làm suy giảm hệ miễn dịch. Có một số yếu tố khác đi kèm. Số lượng các tế bào có khả năng miễn dịch có thể giảm hoặc chức năng loại bỏ “oxi hoat động” có hại cho cơ thể của các tế bào này hoạt động kém đi. Ngoài ra, nhiễm bẩn thực phẩm trong cuộc sống hiện đại và môi trường do các chất hóa học được sản xuất và được thải ra với số lượng tương đối lớn cũng là yếu tố dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Căng thẳng cũng là một trong các nguyên nhân. Những nhân tố này gia tăng và làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể của chúng ta.